Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ukraina ra khỏi khối SNG?
Hôm nay, quốc hội Ukraina sẽ thảo luận khả năng nước này ra khỏi khối các quốc gia độc lập (SGN). Sau hơn 20 năm tồn tại, Cộng đồng các nước thuộc Liên Xô cũ lại đứng trước thách thức mới.

 



Ukraina đổ lỗi xung đột ở miền đông nước này cho Nga. Đây là nguyên nhân khiến Ukraina muốn rút khỏi SNG

 

Vitali Kovalchuk, phó chủ tịch đảng “Khối Poroshenko” cho hay vấn đề rút Ukraina khỏi tổ chức SNG sẽ được xem xét tại Quốc hội Ukraina ngày 8/12.

 

Tác giả của đề xuất này là các nghị sĩ của đại diện cho liên minh cầm quyền hiện nay tại Ukraina gồm Khối Poroshenko của Tổng thống Petro Poroshenko và Đảng Mặt trận Dân tộc của Thủ tướng Arseniy Yatsenuyk.

 

Dự thảo nghị quyết hồi được đưa ra cuối tháng 11/2014 với mục tiêu chấm dứt quy chế thành viên và sự tham gia của Ukraina ở các tổ chức của SNG. Nội dung toàn văn bản hiện chưa được công bố.

 

Sau hơn 20 năm tồn tại, SGN đã có những vai trò nhất định trong lịch sử. Nhờ sự ra đời của SNG mà sự giải thể của Liên Xô thành 15 quốc gia độc lập đã diễn ra không đến nỗi hỗn loạn, đường biên giới mới của các quốc gia mới độc lập về cơ bản được giữ nguyên (mặc dù ở một số nước vẫn có những tranh chấp lãnh thổ). Có thể coi việc ra đời SNG đã giúp tránh được “sự đổ vỡ tan tành” của Liên Xô. SNG đã góp phần duy trì hòa bình, bảo đảm an ninh cho các nước thành viên.

 

Ngoài ra, một số cơ chế hợp tác trong lĩnh vực quân sự - an ninh cũng đã ra đời, thực hiện được phần nào chức năng giải quyết các tranh chấp quân sự và các xung đột vũ trang. SNG đã xây dựng được một nền tảng luật pháp liên quốc gia cho hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố, buôn lậu ma tuý, tội phạm kinh tế, buôn người, xâm phạm bản quyền và một số loại tội phạm khác. Sự ra đời của SNG cũng góp phần ngăn chặn sự phá sản về mặt kinh tế của các nước thành viên.

 

Tuy nhiên, so với những thành công, những hạn chế, yếu kém trong liên kết SNG có phần nhiều hơn. Liên kết chính trị mang tính hình thức, kém hiệu quả hợp tác thực tế, nên chưa thu hút sự quan tâm đúng mức của các nước thành viên. SNG thiếu sự gắn kết, phối hợp với nhau trong xử lý các vấn đề của khối cũng như trên trường quốc tế.

 

Cùng với sự vận động phức tạp của thế giới và khu vực, sự trưởng thành của các quốc gia SNG với tư cách là các chủ thể quan hệ quốc tế, đường lối chính trị của các nước này ngày càng có xu hướng tách rời Nga. Từ số thành viên ban đầu là 12 nước, về sau một số nước tỏ ra không mặn mà với SNG, riêng Gruzia năm 2009 đã tách hẳn ra khỏi SNG.

 

Một số nước SNG bộc lộ ý muốn thoát khỏi “vòng ảnh hưởng” của Nga, nghiêng về Mỹ và các nước phương Tây. Họ bắt đầu điều chỉnh cơ cấu quân sự của mình theo các tiêu chuẩn của NATO, tham gia từng phần vào các cơ chế của NATO.

 

Chưa hết, tiến trình liên kết kinh tế SNG diễn ra rất chậm chạp, mức độ liên kết yếu ớt. Dù các nước SNG đã ký với nhau rất nhiều văn bản thỏa thuận hợp tác, liên kết kinh tế với các dạng thức khác nhau, song trên thực tế, các điều khoản của những văn bản, hiệp định này chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ. Vai trò của SNG cả trên lĩnh vực kinh tế - thương mại cũng khá mờ nhạt.

 

Sự thất bại của SNG có thể đước lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Có thể thấy có khá nhiều những thế lực bên ngoài đã và đang triển khai cuộc giành giật quanh đường hướng vận động của các nước SNG trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự - an ninh, kinh tế - thương mại..., nhưng rõ nhất là Mỹ và các nước Tây Âu. Cho đến nay, Mỹ và nhiều nước Tây Âu vẫn lo ngại Nga sẽ nổi lên thành một “đế chế mới” trong không gian “hậu Xô viết”, và họ cho rằng điều này làm tổn hại đến lợi ích nhiều mặt của họ. Vì vậy, các nước này đã và đang tìm mọi cách cản trở Nga thúc đẩy quá trình liên kết SNG. Chính sự can thiệp, lôi kéo của các nước phương Tây đã thúc đẩy sự phân hoá của SNG.

 

Đáng chú ý nhất là vào năm 1997, các nước Gruzia, Ukraina, Azecbaijan và Moldova thành lập nhóm GUAM, mang tính chống Nga rõ rệt. Nhóm này hoạt động ngoài khuôn khổ SNG, nhưng trong phạm vi của Hội đồng Đối tác châu Âu - Đại Tây Dương bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và chương trình Đối tác vì hoà bình của NATO. Năm 2009, theo sáng kiến của EU, một chương trình mang tên" Đối tác phương Đông" được thông qua, với sự tham gia của 27 nước thành viên EU và 6 nước thành viên SNG (Azecbaijan, Armenia, Belarus, Ukraina, Gruzia và Moldova).

 

Chương trình này có mục đích thúc đẩy 6 nước nói trên đến gần hơn với EU, trước hết là xích lại gần những tiêu chuẩn và giá trị cần thiết cho sự liên kết chính trị và kinh tế với EU. Hội nghị thượng đỉnh EU và 6 nước “Đối tác phương Đông” được tổ chức 2 năm một lần, lần thứ hai đã diễn ra cuối tháng 9/2011 tại Ba Lan. Theo một số nhà nghiên cứu, việc tham gia Chương trình này của các nước SNG nói trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình liên kết SNG.

 

Sau 20 năm tồn tại, nhìn vào thực trạng liên kết SNG, cho đến nay vẫn khó đưa ra câu trả lời SNG là gì. Dường như SNG vẫn vừa là một giải pháp tình thế, một dạng thức gìn giữ, điều phối các mối quan hệ có chiều dài lịch sử giữa các nước thuộc Liên Xô cũ, vừa là một kiểu hợp tác, liên kết của các thực thể kinh tế, chính trị - xã hội độc lập, mới ra đời trong một không gian vừa rất rộng lớn, vừa rất riêng, rất phức tạp, hầu như “có một không hai” trên thế giới.

 

Tất cả những nhân tố này, cùng với tác động nhiều chiều của các nhân tố bên ngoài đã làm cho tiến trình hợp tác, liên kết SNG trở nên vô cùng khó khăn. Nhưng lại có một sự thật hiển nhiên rằng, các nước SNG sẽ khó khăn hơn, bất ổn hơn nếu đứng riêng rẽ, đơn độc. Hơn nữa ngả theo phương Tây, tham gia các tổ chức liên kết ở châu Âu - Đại Tây Dương đối với nhiều nước SNG cũng không phải muốn là được.

 

Bài học kinh nghiệm rút ra qua hơn 20 năm tồn tại SNG cho thấy, vấn đề cơ bản của SNG không phải là các nhà lãnh đạo thiếu ý chí, thiếu quyết tâm hoặc khó tìm sự đồng thuận, mà là thiếu các biện pháp, hành động cụ thể để thúc đẩy hợp tác, nhất là các biện pháp để các nước thành viên tìm thấy lợi ích thiết thực trong tiến trình liên kết SNG.




----------------------------------------------------

Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

 

Đây là tổ chức liên minh các quốc gia được thành lập theo Hiệp ước kí ngày 8/12/1991 tại Minsk (Belarus) giữa các nước Belarus, Nga, Ukraina. SNG ra đời trong hoàn cảnh sau khi Liên Xô tan rã, 15 nước cộng hoà thuộc Liên Xô đã tuyên bố độc lập, tuy nhiên các nước có yêu cầu phối hợp hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá... đã dẫn đến thành lập tổ chức này.

 

Đến 21/12/1991, các nước Azecbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan đã gia nhập SNG và sau đó là Gruzia, nâng số thành viên lên 12.

 

Nhiệm vụ của SNG là bảo đảm an ninh tập thể, tăng cường hợp tác kinh tế, quân sự, xã hội và pháp luật, ngăn ngừa và quản lí xung đột.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nước cờ mới của Putin khiến phương Tây ngỡ ngàng (08-12-2014)
    Tam giác quyền lực - một tập hợp lực lượng mới ở Châu Á (08-12-2014)
    'Nguy cơ IS tấn công châu Âu có thật' (07-12-2014)
    Gập ghềnh đường trở lại điện Élysée (07-12-2014)
    Chiến tranh khí đốt Nga-EU: Đột phá Thổ Nhĩ Kỳ (07-12-2014)
    Tướng Trung Quốc đề nghị dùng vũ lực thu phục Đài Loan (07-12-2014)
    Vì sao Trung Quốc gửi lính đến châu Phi? (05-12-2014)
    Vì sao hai nước Nga - Bắc Triều Tiên xích lại gần nhau? (05-12-2014)
    Chiến tranh khí đốt giữa Nga và châu Âu bắt đầu! (05-12-2014)
    Mỹ như tuyên bố "Chiến tranh Lạnh" lần hai với Nga (05-12-2014)
    Mã Anh Cửu và những ngày sóng gió sắp tới ở Đài Loan (05-12-2014)
    Sốc với lời kêu gọi quân đội của Chủ tịch Trung Quốc  (05-12-2014)
    Giải mã thông điệp của Putin? (05-12-2014)
    Những động thái đáng quan tâm (05-12-2014)
    Vì sao ông Obama khen Tập Cận Bình, chê Putin? (04-12-2014)
    Trung Quốc mưu chiếm nguồn vàng đen châu Phi (04-12-2014)
    Đằng sau lí do "ra đi" của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (04-12-2014)
    Trung Quốc cảnh cáo khi Triều Tiên lạnh nhạt, xích gần Nga (04-12-2014)
    Hungary ngả về Nga, Mỹ tức tối ra mặt (04-12-2014)
    Bà Merkel "vật lộn" trong vụ trừng phạt Nga (04-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153055169.